admindownload
04/08/2019
Share
Sitemap là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến xếp hạng website trong SEO. Những sitemap là gì, tại sao website cần phải có sitemap?… thì không phải ai cũng nắm được.
1. Sitemap là gì?
Sitemap có thể hiểu một cách đơn giản là bản đồ của website, giúp bot Google có thể thu thập thông tin, nắm được sơ đồ tổ chức nội dung trang web và lập chỉ mục nhằm phục vụ cho việc xếp thứ hạng nội dung (hình ảnh, video, bài viết mới…) trên công cụ tìm kiếm của Google.
2. Những điều cần biết về sitemap
Website có bắt buộc phải có sitemap?
Trên thực tế, nếu các page trên site được liên kết chặt chẽ theo một bố cục rõ ràng thì bot của công cụ tìm kiếm có thể thu thập dữ liệu website mà không cần tới sitemap. Tuy nhiên, thiết lập sitemap vẫn thật sự hữu ích trong việc cải thiện khả năng và tăng tốc độ thu thập dữ liệu của trang web.
Những trường hợp nào cần sử dụng sitemap?
- Những website có kho tàng nội dung lớn có thể xảy ra tình trạng các web crawler bỏ sót các trang có nội dung mới tạo gần đây hoặc mới cập nhật trong quá trình thu thập dữ liệu.
- Với những website đang lưu trữ một lượng lớn trang nội dung không liên quan tới nhau hoặc đang bị cô lập thì tạo sitemap sẽ bảo đảm google không bỏ sót bất kỳ trang web nào trong quá trình crawl dữ liệu.
- Những website mới tạo hoặc mới chỉ có một lượng ít external link (liên kết ngoài) trỏ về site nếu không tạo sitemap thì bot Google có thể sẽ không phát hiện ra các trang đó.
- Những website chưa nhiều nội dung đa phương tiện như video, hình ảnh…
Hướng dẫn cách tạo sitemap?
Các SEOer có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để tạo ra một hoặc nhiều sitemap cho website. Theo đó, công cụ tạo sitemap phổ biến nhất và hỗ trợ tốt cho SEO được dùng phổ biến nhất hiện nay là plugin Yoast’s WordPress SEO. Sau khi cài đặt plugin này, sitemaps sẽ được tự động tạo dựa trên các tùy chọn của nhà đầu tư.
Bạn chỉ cần chọn SEO >> XML sitemaps, sau đó tùy chọn các dữ liệu của website cần thêm hoặc cần bỏ bằng cách tick vào ô của các mục: General, User sitemap, Post Types, Taxonomies. Nhớ tick vào ô “check this box to enable XML sitemap functionality” trên đầu để tạo và sử dụng sitemap nhé.
Bước tiếp theo là submit đường dẫn cho Google Search Console tại: Thu thập dữ liệu >> Sơ đồ trang web để hoàn tất việc gửi sitemap đến Google.
Lưu ý: Với những trang web có lượng dữ liệu khủng thì nên tạo nhiều sitemap, bởi một sitemap thông thường chỉ có thể chứa 50.000 liên kết.Sitemap đem lại rất nhiều lợi ích cho website như tăng tốc độ index, cải thiện khả năng index của website, phát hiện được những lỗi phát sinh tiềm ẩn trên site… và là một công cụ trợ giúp đắc lực cho SEO, vì thế các SEOer hay cố gắng tận dụng nhé!
Nguồn Bài viết có sử dụng kiến thức của Anh Đặng Lê Nam CEO, chia sẻ trên website Giải Pháp SEO GPSC tổng hợp và biên tập lại