admindownload
07/09/2020
Share
Ngày nay, các hàm trong Excel đã trở nên phổ biến bởi nó hỗ trợ rất nhiều trong công việc. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ đến các bạn các hàm trong Excel. Có rất nhiều hàm được sử dụng, mỗi hàm có một công dụng riêng. Hãy cùng theo dõi bài viết để điểm lại những hàm này nhé.
#1 Hàm tính tổng – hàm SUM
Hàm SUM là một trong các hàm trong Excel cho phép bạn cộng tổng giá trị trong các ô được chọn.
Cú pháp: =SUM(Number1, [Number2], …)
Trong đó:
- Number1 là địa chỉ ô cần cộng,
- [Number2] cũng là địa chỉ ô cần cộng tổng, giá trị này có thể có hoặc không
Ví dụ: Tính tổng tiền của hàng hóa
Bạn nhập vào ô B9 công thức =SUM(D4:D9) sẽ được kết quả như hình:
#2 Hàm điều kiện – hàm IF
Hàm IF là một trong các hàm trong Excel. Hàm này cho phép bạn tạo một so sánh lô-gic giữa một giá trị và một giá trị dự kiến bằng cách kiểm tra một điều kiện và trả về kết quả True (đúng) nếu điều kiện đó đúng hay False (sai) nếu điều kiện đó sai.
Cú pháp: =IF(Logical_test, [value_if_true], [value_if_false])
Trong đó:
- Logical_test là điều kiện cần thỏa mãn
- [value_if_true] là giá trị trả về nếu điều kiện đúng
- [value_if_false] là giá trị trả về nếu điều kiện sai
Ví dụ: Điền kết quả học tập của học sinh, nếu điểm trung bình trên 5 thì đỗ, còn dưới 5 là trượt.
Bạn điền vào ô D3 công thức: =IF(C3>5, “Đỗ”, “Trượt”). Sau đó, bạn dùng chuột kéo chuột đến cuối bảng để sao chép công thức cho các ô khác. Chúng ta sẽ được kết quả như sau:
#3 Hàm lấy ký tự – hàm MID
Hàm MID là một trong các hàm trong Excel, cho phép bạn cắt ra n ký tự trong chuỗi ký tự từ vị trí ban đầu m.
Cú pháp: =MID(text, [start_num], [num_chars])
Trong đó:
- text là chuỗi ký tự cần cắt
- [start_num] là vị trí bắt đầu cần cắt của chuỗi ký tự
- [num_chars] là số ký tự cần cắt ra từ chuỗi ký tự
Ví dụ: Lọc ra năm nhập trường của từng sinh viên dựa vào mã sinh viên.
Bạn nhập vào ô năm nhập trường công thức: =MID(C3,3,2) sau đó nhấn Enter. Chúng ta sẽ được kết quả như bảng sau:
#4 Hàm lấy ký tự – hàm RIGHT
Hàm RIGHT cũng là hàm lấy ký tự ở bên phải trong một chuỗi ký tự.
Cú pháp: =RIGHT(text,[num_chars])
Trong đó:
- text là chuỗi văn nguyên bản mà bạn muốn phân xuất kí tự.
- [num_chars] là số kí tự muốn phân xuất, tính từ kí tự bên phải.
- Nếu bỏ qua [num_chars], 1 kí tự cuối cùng của chuỗi sẽ được trả lại. (=RIGHT(text))
- Nếu [num_chars] nhiều hơn tổng kí tự của chuỗi, tất cả kí tự sẽ được trả lại.
- Nếu [num_chars] là số âm, công thức hàm RIGHT sẽ trả về #VALUE! Error (giá trị lỗi).
Ví dụ: Bạn hãy nhập thứ tự của các sinh viên ở trên. Thứ tự là 3 số cuối trong mã sinh viên.
Để nhập thứ tự, bạn hãy nhập vào công thức =RIGHT(C3,3). Kết quả như trong hình:
#5 Hàm lấy ký tự – hàm LEFT
Hàm LEFT cũng là hàm lấy ký tự ở bên trái trong một chuỗi ký tự.
Cú pháp: =LEFT(text,[num_chars])
Trong đó:
- Text là chuỗi văn bản gốc để từ đó phân xuất ra chuỗi kí tự con.
- [num_chars] là số lượng kí tự muốn phân xuất, bắt đầu từ phía bên trái của chuỗi.
- Nếu [num_chars] bị bỏ qua, hàm sẽ tự động trả về kết quả là 1 kí tự đầu tiên ở bên trái.
- Nếu [num_chars] lớn hơn tổng độ dài văn bản, hàm LEFT sẽ trả về toàn bộ văn bản.
Ví dụ: Bạn hãy nhập lớp cho từng sinh viên đó dựa vào 2 ký tự đầu tiên của ô mã sinh viên.
Bạn nhập vào công thức: =LEFT(C3,2). Chúng ta sẽ thu được kết quả như sau:
#6 Hàm tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất – hàm MIN, MAX
Hàm MIN là một trong các hàm trong Excel, cho phép bạn tìm giá trị nhỏ nhất trong các ô hoặc vùng được chọn.
Cú Pháp: =MIN(Number1, [Number2], …)
Trong đó:
- Number1, [Number2] là những giá trị cần so sánh
Ví dụ: Tìm điểm trung bình thấp nhất của học sinh:
Bạn nhập vào ô công thức: =MIN(C3:C7). Kết quả thu được như trong bảng:
Hàm MAX cho phép bạn tìm giá trị lớn nhất trong các ô hoặc vùng được chọn.
Cú pháp: =MAX(Number1, [Number2], …)
Trong đó:
- Number1, [Number2] là những giá trị cần so sánh
Ví dụ: Tìm ĐTB cao nhất:
Nhập vào công thức: =MAX(C3,C4,C5,C6,C7), kết quả như hình dưới đây:
#7 Hàm tính giá trị trung bình – hàm AVERAGE
Hàm AVERAGE là một hàm cơ bản trong Excel cho phép bạn tính giá trị trung bình của các ô hoặc các vùng được chọn.
Cú pháp: =AVERAGE(Number1, [Number2]…)
Trong đó: Number1, [Number2] là những giá trị cần tính giá trị trung bình
Ví dụ: Tính điểm trung bình chung của cả lớp:
Nhập vào ô công thức: =AVERAGE(C3,C4,C5,C6,C7), kết quả như hình dưới đây:
#8 Hàm đếm dữ liệu kiểu số – hàm COUNT
Hàm COUNT là một trong các hàm trong Excel, có chức năng đếm dữ liệu kiểu số trong bảng tính excel.
Cú pháp: =COUNT(value1, [value2], …)
Trong đó: value1, [value2] là vùng dữ liệu cần đếm
Ví dụ: Đếm số lượng ĐTB của học sinh:
Nhập vào ô công thức =COUNT(C3,C4,C5,C6,C7) hoặc =COUNT(C3:C7) kết quả như hình:
#9 Hàm đếm chiều dài chuỗi ký tự – hàm LEN
Hàm LEN là một trong các hàm trong excel. Hàm cho phép bạn đếm chiều dài chuỗi ký tự, hàm trả về giá trị là độ dài của chuỗi ký tự, kể cả ký tự khoảng trống trắng.
Cú pháp: =LEN (text)
Trong đó: text là chuỗi ký tự
Ví dụ: nhập số ký tự
Nhập vào công thức: =LEN(C3) kết quả như hình:
#10 Hàm hiển thị thời gian hiện tại – hàm NOW
Hàm NOW là một trong các hàm trong Excel, hàm trả về ngày tháng hiện tại trên hệ thống.
Cú pháp: =NOW()
Ví dụ: nhập ngày giờ nhập dữ liệu
#11 Hàm cắt các khoảng trống – hàm TRIM
Hàm TRIM là hàm loại bỏ khoảng trống giữa các ký tự trong chuỗi ký tự và chỉ để lại duy nhất một khoảng trống (bằng 1 dấu cách giữa các ký tự).
Cú pháp: =TRIM(text)
Trong đó: text là đoan văn bản chứa khoảng trắng cần loại bỏ là 1
Ví dụ: Loại bỏ các khoảng trống trong tên học sinh
#12 Hàm dò tìm dữ liệu – hàm VLOOKUP
Hàm VLOOKUP là hàm dò tìm dữ liệu trong Excel, sử dụng hàm VLOOKUP khi bạn cần tìm mọi thứ trong bảng hoặc một phạm vi theo hàng dọc (theo cột). Hàm này còn dùng để thống kê, dò tìm dữ liệu một cách nhanh và chuẩn xác nhất.
Cú pháp: =VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup])
Trong đó:
- lookup_value là giá trị dùng để dò tìm.
- table_array là bảng chứa giá trị cần dò tìm, bạn hãy nhấn F4 để khóa địa chỉ tuyệt đối cho mục đích copy công thức tự động cho các ô khác.
- col_index_num là thứ tự của cột cần lấy dữ liệu trên bảng giá trị dò.
- range_lookup là kiểu dò tìm (là giá trị Logic: TRUE = 1, FALSE = 0 quyết định dò tìm chính xác hay tương đối với bảng dò).
- Nếu range_lookup = 0: dò tìm chính xác.
- Nếu range_lookup = 1: dò tìm không chính xác.
- Nếu bỏ qua đối số này thì Excel sẽ tự hiểu range_lookup = 1.
Ví dụ: Dùng hàm VLOOKUP để điền xếp loại học sinh trong tổ
Bạn nhập vào ô D6 công thức: =VLOOKUP($C6,$F$6:$G$9,2,1), sau đó để sao chép công thức, bạn kéo chuột đến cuối bảng. Kết quả sẽ được như trong bảng:
Trên đây, mình đã giới thiệu cho bạn các hàm trong Excel. Hy vọng với bài viết này, bạn có thể thực hành nhiều hơn với Excel. Bạn hãy sử dụng các hàm trong Excel một cách thành thạo vì nó rất có ích trong nhiều công việc. Chúc bạn thực hiện thành công!